.
logo_chuan_web_van_tu
UBND HUYỆN PHÚ XUYÊN
TRƯỜNG MẦM NON VÂN TỪ
Xã Vân Từ - Phú Xuyên - Hà Nội / Hotline: 024.3914.1433
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Mục tiêu giáo dục lứa tuổi nhà trẻ

Ngày đăng: 28-02-2023

MỤC TIÊU GIÁO DỤC TRƯỜNG MN VÂN TỪ
LỨA TUỔI NHÀ TRẺ
NĂM HỌC 2022 - 2023

NHÀ TRẺ 3-12 THÁNG

NHÀ TRẺ 12-24 THÁNG

NHÀ TRẺ 24-36 THÁNG

I. Giáo dục phát triển thể chất

a) Phát triển vận động

1. Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

 

(MT1) Bắt chước một số động tác theo cô : giơ cao tay – đưa về phía trước - sang ngang.

(MT1) 1. Thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: hít thở, tay, lưng/bụng và chân.

2. Thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu

 

(MT2) 2.1. Giữ được thăng bằng cơ thể khi đi theo đường thẳng (ở trên sàn) hoặc cầm đồ vật nhỏ trên 2 tay và đi hết đoạn đường 1,8 m - 2 m.

(MT2) 2.1. Giữ được thăng bằng trong vận động đi/ chạy thay đổi tốc độ nhanh - chậm theo cô hoặc đi trong đường hẹp có bê vật trên tay.

 

(MT3) 2.2. Thực hiện phối hợp vận động tay - mắt : biết lăn - bắt bóng với cô.

(MT3) 2.2. Thực hiện phối hợp vận động tay - mắt: tung - bắt bóng với cô ở khoảng cách 1m; ném vào đích xa 1-1,2m.

 

(MT4) 2.3. Phối hợp tay, chân, cơ thể trong bò, trườn chui qua vòng, qua vật cản.

(MT4) 2.3. Phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò để giữ được vật đặt trên lưng.

 

(MT5) 2.4 Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động, ném, đá bóng: Ném bằng một tay lên phía trước được khoảng 1,2 m ; đá bóng lăn xa lên trước tối thiểu 1,5 m.

(MT5) 2.4. Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng: ném xa lên phía trước bằng một tay (tối thiểu 1,5m).

3. Thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay

 

(MT6) 3.1. Nhặt được các vật nhỏ bằng 2 ngón tay.

(MT6) 3.1. Vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay - thực hiện “múa khéo”.

 

(MT7) 3.2 Tháo lắp, lồng được 3 - 4 hộp tròn, xếp chồng được 2 - 3 khối trụ.

(MT7) 3.2. Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay-mắt trong các hoạt động: nhào đất nặn; vẽ tổ chim; xâu vòng tay, chuỗi đeo cổ.

b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

1. Có một số nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt

 

(MT8) 1.1. Thích nghi với chế độ ăn cơm nát, có thể ăn được các loại thức ăn khác nhau.

(MT8) 1.1. Thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau.

 

(MT9) 1.2. Ngủ 1 giấc buổi trưa.

(MT9) 1.2. Ngủ 1 giấc buổi trưa.

 

(MT10) 1.3. Biết "gọi" người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh.

(MT10) 1.3. Đi vệ sinh đúng nơi qui định.

2. Thực hiện một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe

 

(MT11) Làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn (ngồi vào bàn ăn, cầm thìa xúc ăn, cầm cốc uống nước).

(MT11) 2.1. Làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn (lấy nước uống, đi vệ sinh...).

  

(MT12) 2.2. Chấp nhận: đội mũ khi ra nắng; đi giày dép; mặc quần áo ấm khi trời lạnh.

3. Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn

 

(MT12) 3.1. Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm ( phích nước nóng, bàn là, bếp đang đun...) khi được nhắc nhở.

(MT13) 3.1. Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm (bếp đang đun, phích nước nóng, xô nước, giếng) khi được nhắc nhở.

 

(MT13) 3.2. Biết tránh một số hành động nguy hiểm (sờ vào ổ điện, leo trèo lên bàn,ghế...) khi được nhắc nhở.

(MT14) 3.2. Biết và tránh một số hành động nguy hiểm (leo trèo lên lan can, chơi nghịch các vật sắc nhọn, ...) khi được nhắc nhở.

4. Cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi

II. Giáo dục phát triển nhận thức

1. Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan

 

(MT14) Sờ nắn, nhìn, nghe... để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng.

(MT15) 1. Sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng.

  

(MT16) 2.1 Chơi bắt chước một số hành động quen thuộc của những người gần gũi. Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.

2. Thể hiện sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng gần gũi

 

(MT15) 2.1. Bắt chước hành động đơn giản của những người thân.

(MT17) 2.2. Nói được tên của bản thân và những người gần gũi khi được hỏi.

 

(MT16) 2.2. Chỉ hoặc nói được tên của mình, những người gần gũi khi được hỏi.

(MT18) 2.3. Nói được tên và chức năng của một số bộ phận cơ thể khi được hỏi.

 

(MT17) 2.3. Chỉ vào hoặc nói tên 1 vài bộ phận cơ thể của người khi được hỏi.

(MT19) 2.4 Nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của các đồ vật, hoa quả, con vật quen thuộc.

 

(MT18) 2.4. Chỉ / lấy / nói được tên đồ dùng, đồ chơi, hoa quả, con vật quen thuộc theo yêu cầu của người lớn.

(MT20) 2.5 Chỉ/nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi màu đỏ/vàng/xanh theo yêu cầu.

 

(MT19) 2.5. Chỉ hoặc lấy được đồ chơi có màu đỏ hoặc xanh theo yêu cầu hoặc gợi ý của người lớn.

(MT21) 2.6 Chỉ hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi có kích thước to/nhỏ theo yêu cầu.

III. Giáo dục phát triển ngôn ngữ

1. Nghe hiểu lời nói

 

(MT20) 1.1. Thực hiện được các yêu cầu đơn giản : đi đến đây ; đi rửa tay...

(MT22) 1.1. Thực hiện được nhiệm vụ gồm 2-3 hành động. Ví dụ: Cháu cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay.

 

(MT21) 1.2. Hiểu được từ "không" : dừng hành động khi nghe "Không được lấy !" ; "Không được sờ !"...

(MT23) 1.2. Trả lời các câu hỏi: “Ai đây?”, “Cái gì đây?”, “…làm gì?”, “….thế nào?” (ví dụ: con gà gáy thế nào?”, ...)

 

(MT22) 1.3. Trả lời được các câu hỏi đơn giản : "Ai đấy ?" ; "Con gì đây ?" ; "Cái gì đây ?"...

(MT24) 1.3. Hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật.

2. Nghe, nhắc lại các âm, các tiếng và các câu

 

(MT23) 2.1. Nhắc lại được từ ngữ và câu ngắn : con vịt, vịt bơi, bé đi chơi...

(MT25) 2.1. Phát âm rõ tiếng.

 

(MT24) 2.2. Đọc tiếp tiếng cuối của câu thơ khi nghe các bài thơ quen thuộc.

(MT26) 2.2. Đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo.

 

(MT25) 2.3. Nói được câu đơn 2 - 3 tiếng : con đi chơi ; bóng đá ; mẹ đi làm...

 
 

(MT26) 2.4. Chủ động nói nhu cầu, mong muốn của bản thân (cháu uống nước, cháu muốn...).

 

3. Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp

  

(MT27) 3.1. Nói được câu đơn, câu có 5 - 7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc.

  

(MT28) 3.2. Sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau:
-Chào hỏi, trò chuyện.
-Bày tỏ nhu cầu của bản thân.
-Hỏi về các vấn đề quan tâm như: con gì đây? cái gì đây?, …

  

(MT29) 3.3. Nói to, đủ nghe, lễ phép.

IV. Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ

1. Biểu lộ sự nhận thức về bản thân

 

(MT27) Nhận ra bản thân trong gương, trong ảnh (chỉ vào hình ảnh của minh trong gương khi được hỏi).

(MT30) 1.1. Nói được một vài thông tin về mình (tên, tuổi).

  

(MT31) 1.2 Thể hiện điều mình thích và không thích.

2. Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi

 

(MT28) 2.1. Biểu lộ sự thích giao tiếp bằng cử chỉ, lời nói với những người gần gũi.

(MT32) 2.1. Biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói.

 

(MT29) 2.2. Cảm nhận và biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi của mình đối với những người xung quanh.

(MT33) 2.2. Nhận biết được trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi.

 

(MT30) 2.3. Thích chơi với đồ chơi, có đồ chơi yêu thích và quan sát một số con vật.

(MT34) 2.3. Biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ.

  

(MT35) 2.4. Biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuộc/gần gũi: bắt chước tiếng kêu, gọi.

3. Thực hiện hành vi xã hội đơn giản

 

(MT31) 3.1. Chào tạm biệt khi được nhắc nhở.

(MT36) 3.1. Biết chào, tạm biệt, cảm ơn, ạ, vâng ạ.

 

(MT32) 3.2. Bắt chước được một vài hành vi xã hội ( bế búp bê, cho búp bê ăn, nghe điện thoại...).

(MT37) 3.2. Biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ (trò chơi bế em, khuấy bột cho em bé, nghe điện thoại...).

 

(MT33) 3.3. Làm theo một số yêu cầu đơn giản của người lớn.

(MT38) 3.3. Chơi thân thiện cạnh trẻ khác.

  

(MT39) 3.4. Thực hiện một số yêu cầu của người lớn.

4. Thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/ tô màu, vẽ, nặn, xếp hình, xem tranh

 

(MT34) 4.1. Thích nghe hát và vận động theo nhạc (giậm chân, lắc lư, vỗ tay...).

(MT40) 4.1. Biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát / bản nhạc quen thuộc.

 

(MT35) 4.2. Thích vẽ, xem tranh.

(MT41) 4.2. Thích tô màu, vẽ, nặn, xé, xếp hình, xem tranh (cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc).

 

 

VIDEO
van_ban_chi_dao_van_tu
THÀNH TÍCH CỦA TRƯỜNG
thanh_tich_4
thanh_tich_3
thanh_tich_2
thanh_tich_1
WEBSITE LIÊN KẾT
so_gd_ha_noiphong_giao_duc_phu_xuyen

TRƯỜNG MẦM NON VÂN TỪ

Hiệu trưởng: Hoàng Tuyết Đông

Địa chỉ: Xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội

Điện thoại: 024.3914.1433

E-mail: mamnonvantu@gmail.com

Website: mamnonvantu.com

                                                                 gf-icn-youtube gf-icn-facebook gf-icn-twitter gf-icn-instagram gf-icn-rss

Website is designed at tnweb.vn