Hiện nay thời tiết đang giao mùa, độ ẩm không khí rất cao là môi trường thuận lợi cho một số bệnh truyền nhiễm bùng phát và lây lan, đặc biệt là bệnh thủy đậu.
1. Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh:
- Triệu chứng thường xuất hiện từ 14 đến 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với người bệnh.
- Biểu hiện của bệnh:
+ Sốt nhẹ từ 1 đến 2 ngày.
+ Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi người và toàn thân phát ban.
+ Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu, sau đó phát triển thành các mụn nước. Đầu tiên ban mọc ở đầu, mặt, cổ, thân người và các chi. Ban thuỷ đậu thường rất ngứa.
+ Đặc điểm của các mụn nước đó là chúng mọc làm nhiều đợt khác nhau. Do đó, cùng trên một vùng da, có thể thấy nhiều dạng khác nhau: hoặc ban đỏ, hoặc mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy... trong cùng 1 thời gian
+ Bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần.
2. Biến chứng:
Bệnh thủy đậu có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm não, suy thận...
3. Điều trị:
+ Chưa có thuốc điều trị bệnh mà chỉ có điều trị triệu chứng
4. Phòng bệnh:
+ Tiêm vacxin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.
+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
+ Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước trong ngày.
+ Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.
+ Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.
+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
+ Thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường, phòng ở phải sạch sẽ thoáng khí.
+ Vệ sinh phòng học thoáng mát, gọn gàng sạch sẽ.
5. Thực phẩm trẻ bị thủy đậu không nên ăn:
Những loại thực phẩm trẻ bị thủy đậu không nên ăn chủ yếu là các loại thực phẩm tăng kích ứng cơ thể, cản trở quá trình hồi phục da, làm cho bệnh kéo dài hơn và để lại sẹo khó chữa:
Thịt dê, thịt chó; da gà, ngan, ngỗng, lươn, hải sản (tôm, cua…) sẽ gây ngứa ngáy các nốt mụn.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào, rán, đồ ăn nhanh, mỡ động vật … gây nóng trong người, tăng tiết mồ hôi, bã nhờn trên da tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh gây thêm nhiều nốt mụn hơn. Đồng thời còn khiến tình trạng viêm nhiễm, các cơn ngứa ngáy cũng tăng theo, cuối cùng hình thành các vết sẹo khó lành và có thể gây viêm da trầm trọng.
Đồ nếp khiến các bọng mủ nặng hơn, lâu lành.
Khi mắc bệnh thủy đậu, tránh cho bé ăn các chế phẩm làm từ sữa. Chẳng hạn như kem, bơ, phô mai,…
Kiêng ăn đồ cay nóng nếu trẻ bị nổi mụn trong xoang miệng.
Sữa và các chế phẩm từ sữa: bơ, phô mai… sẽ kích thích tăng tiết dịch nhờn trên da, làm trầm trọng thêm viêm nhiễm trên các nốt mụn nước.
II . BỆNH QUAI BỊ
Quai bị (hay còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai do virus quai bị (Mumps virus) gây ra, làm sưng, đau tuyến nước bọt mang tai..
Bệnh quai bị ít gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, thường chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên và thanh thiếu niên 10 – 19 tuổi, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ.
Thông thường khi trẻ bị nhiễm bệnh, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại loại virus này suốt đời. Vì vậy, đa số trẻ chỉ bị quai bị duy nhất một lần trong đời, rất hiếm khi mắc bệnh này lần hai.
1. Nguyên nhân:
Bệnh lây lan khi tiếp xúc với các chất dịch từ miệng, mũi và họng như ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Hơn nữa, virus này có thể tồn tại khá lâu ở môi trường ngoài cơ thể: khoảng 30 – 60 ngày trong môi trường có nhiệt độ 15 – 20 độ C và khoảng 1-2 năm ở những nơi nhiệt độ -25 tới -70 độ C. Do đó, chúng vẫn có thể sống trên các bề mặt như tay nắm cửa, dụng cụ ăn uống, đồ chơi, ly uống nước, đồ dùng cá nhân của bệnh nhân
2. Dấu hiệu nhận biết:
Hầu hết các triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em khá giống với triệu chứng của cảm cúm thông thường. Chúng sẽ dẫn có biểu hiện sau khoảng 2 tuần kể từ khi trẻ tiếp xúc với virus quai bị và bị bị nhiễm virus, bao gồm:
Sốt nhẹ trong 1-2 ngày đầu, sau đó sốt cao trên 38 độ C trong 3-4 ngày;
Mệt mỏi, khó chịu;
Đau đầu;
Nhức tai;
Ớn lạnh, sợ gió;
Tiết nước bọt nhiều;
Sưng, đau tuyến nước bọt mang tai, nhất là khi trẻ bị kích thích vị giác;
Sưng má (có thể một bên hoặc cả hai bên);
Đau họng và đau góc hàm, đau khi nhai, nói chuyện hay nuốt nước bọt;
Biếng ăn, ăn kém…